Vào mỗi dịp đầu năm mới, chúng ta sẽ liên tục nhận được những thông điệp rằng ta cần phải tạo ra những thay đổi lớn trong năm sắp tới, như việc giảm cân chẳng hạn, bằng việc thiết lập các lịch trình tập thể dục nghiêm ngặt để có một cơ thể vừa mắt, hấp dẫn, và trên hết là để cảm thấy được yêu thích hơn. Những mục tiêu như vậy được tiếp nhận và có hiệu quả với một số người, bởi đó đều là những khắc khoải và nhu cầu tiềm ẩn của họ trong việc tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài. Hệ quả là hằng năm hàng loạt những chế độ ăn trông có vẻ vô thưởng vô phạt lại trở thành nguyên do của các chứng rối loạn ăn uống có thể gây chết người. Theo ước tính có 20 triệu phụ nữ và 10 triệu đàn ông tại Mỹ có mắc chứng rối loạn ăn uống (theo Wade, Keski-Rahkonen, & Hudson, 2011), đồng thời bốn trên mười người được phỏng vấn cho biết họ đã từng trải qua hoặc quen biết ai đó từng mắc một chứng rối loạn ăn uống (theo National Eating Disorder Association, 2005).

Dịch bởi Ngọt, cộng tác viên của MAI:tri, dựa theo bài viết gốc của  Michelle L. Dean, MA, ATR-BC, LPC, CGP, trên trang American Art Therapy Association.

Boy climbes up a concrete slope of modern children's sports and playground. Kid overcomes fear and learn new things. Active leisure outdoors. Sporty lifestyle.

Mặc dù các thông điệp truyền thông không trực tiếp gây ra chứng rối loạn ăn uống, song đây là một trong số nhiều yếu tố phức tạp góp phần vào đó. Gen di truyền cũng được cho là nguyên do lớn của chứng rối loạn ăn uống, được tạo thêm điều kiện bởi các yếu tố khác như sinh học, môi trường, tâm lý, và văn hóa (theo Costin, 1999). Chứng rối loạn ăn uống chỉ là nhu cầu biểu hiện một cách tượng trưng được đáp ứng bởi quá trình ăn uống không điều độ một cách liên tục. Với những nhu cầu ẩn sau thực sự bao gồm như sự chấp nhận, những ham muốn, sự tê liệt hay khao khát yêu được yêu thương, các chứng rối loạn ăn uống kéo theo nhiều triệu chứng tiềm tàng khác có khả năng gây chết người.

Có nhiều yếu tố khiến một người dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi các hình ảnh bên ngoài; những hình ảnh này gieo vào họ những giải pháp xa vời hoặc theo lối mì-ăn-liền để khỏa lấp những thiếu hụt bên trong. Ta có thể tận dụng những yếu tố trên cho việc hỗ trợ và điều trị những tổn thương tâm lý hoặc sang chấn, chẳng hạn như bằng việc sử dụng các hình ảnh trong việc trị liệu, như cách mà Trị liệu Nghệ thuật vẫn làm. Không giống như những hình ảnh của truyền thông bên ngoài, có thể ngấm ngầm thúc đẩy một lý tưởng về bản thân không có lợi cho sức khỏe và làm xói mòn hạnh phúc, những hình ảnh được tạo ra trong Trị liệu Nghệ thuật giúp xây dựng ý thức về bản thân và sức dai tinh thần ở một người từ bên trong.

Từ khi bắt đầu điều trị chuyên biệt cho chứng rối loạn ăn uống vào những năm 1970, Hilda Bruch, người tiên phong trong việc điều trị chứng rối loạn ăn uống, đã kêu gọi sử dụng một “liệu pháp tâm lý điều chỉnh” như Trị liệu Nghệ thuật để hỗ trợ bệnh nhân kết nối với các cảm giác bên trong, cải thiện nhận thức về các tín hiệu của cảm giác đói và cảm xúc, cũng như đáp ứng những nhu cầu tượng trưng của chứng rối loạn ăn uống bằng cách tiếp cận các khía cạnh mang tính biểu tượng (theo Bruch, 1973; Dean, 2008, 2013; Milia, 2000; van der Kolk, Perry, & Herman, 1991). “Khi mắc chứng rối loạn ăn uống, sự phát triển sáng tạo trở nên tắc nghẽn, bị bỏ mặc và kìm hãm. Việc tái tham gia vào một quá trình sáng tạo, như cách làm trong Trị liệu nghệ thuật, là một cách để làm nổi bật các đặc điểm của hình ảnh đại diện cho các nội dung biểu tượng của một cá nhân một cách đa chiều” (theo Dean, 2013, trang 283-284). Nói cách khác, mỗi hình ảnh chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa mà khó có thể được tiếp cận đơn thuần bằng ngôn từ. Dù rằng nhiều thân chủ là những người có học thức cao, có khả năng diễn đạt và có thể đối thoại về nhiều chủ đề, thì việc dùng ngôn ngữ để nói về những cảm xúc của họ vẫn là một điều khó. Sự mất kết nỗi giữa ngôn ngữ và cảm xúc này có thể là hệ quả của những sang chấn từ trước, cơ chế phòng vệ trước những cảm xúc, bệnh suy dinh dưỡng, và nhiều yếu tố khác nữa. Những yếu tố này gây nên sự bất lực ngôn từ để diễn đạt về những nhân tố gây căng thẳng, dẫn đến tình trạng họ phải sử dụng những hành động thay thế để khỏa lấp mà có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng; như chứng rối loạn ăn uống là một điển hình có thể gây chết người nhiều hơn bất cứ một bệnh tâm thần nào (theo Acelus, Mitchell, Wales, & Nielsen, 2011).

“Khi mắc chứng rối loạn ăn uống, sự phát triển sáng tạo trở nên tắc nghẽn, bị bỏ mặc và kìm hãm. Việc tái tham gia vào một quá trình sáng tạo, như cách làm trong Trị liệu nghệ thuật, là một cách để làm nổi bật các đặc điểm của hình ảnh đại diện cho các nội dung biểu tượng của một cá nhân một cách đa chiều”

Hình 1. Từ phía trước; Michelle L. Dean, 2016. Trích từ sách Using Art Media in Psychotherapy: Bringing the Power of Creativity to Practice. New York: Routledge.

Ở trên là một ví dụ về tác phẩm của Amy, một cô bé 17 tuổi, dè dặt, từng trải qua chứng nhịn ăn và móc họng (tạm dịch – restricting và purging), khi cô chuẩn bị rời khỏi một cơ sở điều trị chứng rối loạn ăn uống. Tác phẩm đất sét của Amy là một minh chứng mạnh mẽ cho việc nghệ thuật có thể lột tả được nhiều hơn những góc nhìn và nhận thức sâu sắc. Việc sử dụng nghệ thuật trong trị liệu cho phép các ý tưởng phức tạp, diễn ra tại các thời điểm khác nhau, được đặt cạnh nhau và được thể hiện đồng thời; đây là điều khó có thể được thực hiện bằng ngôn ngữ bởi ngôn từ thường chỉ mang một ý nghĩa đơn nhất tại một thời điểm. Mà tại một thời điểm chỉ một từ có thể được nói ra. Amy đã tạo ra một tác phẩm điêu khắc thể hiện bản thân và sự lạc quan của cô ấy về quá trình hồi phục của mình. Ở góc nhìn từ phía trước như trong Hình 1, cô ấy kể rằng, “Tôi đang ngồi trên băng ghế chờ chuyến xe của mình, hành lý của tôi đã được đóng và tôi đã sẵn sàng để rời khỏi đây!”

Hình 2. Từ phía sau; Michelle L. Dean, 2016. Trích từ sách Using Art Media in Psychotherapy: Bringing the Power of Creativity to Practice. New York: Routledge.

Khi thảo luận về tác phẩm điêu khắc của Amy, chúng tôi quan sát thấy rằng từ góc nhìn phía sau, ở Hình 2, cơ thể cô ấy hóa thành băng ghế tạo ra một cơ thể có kích thước lớn và méo mó. Cô nói: “Nhìn từ phía sau, ‘gánh nặng cảm xúc’ trong tôi được trông thấy rõ rệt hơn.” Cô ấy thừa nhận, “Tôi phải làm việc với bản thân nhiều hơn là tôi nghĩ. Rõ ràng, tôi vẫn cần phải cải thiện hơn cơ thể mất cân đối của mình, đây là một trong những nguyên nhân lớn[gây ra các triệu chứng rối loạn ăn uống]”. Tôi phải đảm bảo lại với Amy rằng việc cải thiện hình thể thường là một trong những điều thay đổi được nhận thấy cuối cùng của quá trình hồi phục chứng rối loạn ăn uống nhưng lại là một trong những chỉ báo rõ rệt nhất của việc duy trì đều đặn quá trình hồi phục. “Vâng, điều đó cũng hợp lý, nếu tôi có thể chấp nhận cơ thể của mình như vốn là, thì tôi sẽ ít làm những điều gây hại cho nó hơn,” Amy nói. Nhóm điều trị của Amy có sự góp mặt của một Nhà trị liệu Nghệ thuật để giúp tạo điều kiện cho cô trong việc nhận thức tốt hơn về cảm xúc và làm rõ hơn về các yếu tố góp phần gây ra chứng rối loạn ăn uống của cô ấy. Bằng cách bắt tay vào việc nhào nặn, tinh chỉnh và sáng tạo đã giúp giảm bớt các hành vi không lành mạnh, phản ánh nhận thức tỏ tường hơn, cũng như chuyển hóa suy nghĩ, cảm xúc và hành động của cô ấy trở thành một  tác phẩm hữu hình có thể dễ dàng tiếp cận và làm việc cùng.

Vì vậy, thay vì đề ra danh sách mục tiêu năm mới với những điều nhằm giảm bớt cái này hay loại bỏ cái kia và có khả năng bóp nghẹt cuộc sống của bạn, hãy đặt ra các mục tiêu hỗ trợ sự sáng tạo, nuôi dưỡng và mời gọi sự thay đổi thực sự đến từ bên trong. Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết đang phải vật lộn với chứng rối loạn ăn uống, hãy tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia. Bạn càng ít lún sâu vào các thói quen, triệu chứng của chứng bệnh này, thì khả năng tiên lượng cho sự điều trị càng dễ dàng hơn. Hãy liên hệ với một Nhà trị liệu nghệ thuật có kinh nghiệm trong việc điều trị chứng rối loạn ăn uống để cải thiện cuộc sống một cách thực sự thông qua tiến trình sáng tạo.

Nên Nói Gì Với Teen Về Việc Trị Liệu Tâm Lý

Hãy thử nói chuyện với teen lúc bạn cảm thấy bình tĩnh thay vì nói về việc trị liệu tâm lý như một mối đe dọa hoặc như một cách để chứng minh quan điểm của bạn. Biên soạn: Nguyễn Hương Linh   Ngay cả đối với người lớn, ý tưởng đi trị liệu tâm lý đã có thể là một...

read more

Làm Sao Để Biết Khi Nào Cần Đến Trị Liệu Tâm Lý?

Dịch bởi Như Ngô, CTV của MAI:tri VN Mọi người thường thắc mắc: Khi nào nên bắt đầu trị liệu? Các nhà trị liệu dùng hai thước đo chính để quyết định có cần điều trị hay không. Đó là mức độ đau buồn và mức suy giảm chức năng. Hiểu đơn giản là bạn cảm thấy đau khổ như...

read more