Một trong những định nghĩa tâm đắc của tôi về sự lo âu được mô tả như sau: đó là sự kháng cự lại với những điều khó đoán biết – sự vô định.

Sự kháng cự này tích tụ thành khối năng lượng hành động mà không được giải phóng.

Sự vô định là bản chất của đời sống vẫn liên tục mở ra những điều mới mẻ; nhưng cũng có khi có những sự kiện diễn ra, những sự đổi thay, và những mối quan hệ xảy đến đẩy chúng ta quá xa khỏi những điều quen thuộc, khiến ta không biết làm cách nào để điều phối những nguồn lực của bản thân, từ người khác, hoặc dùng kinh nghiệm để đối diện với sự vô định đó.

Các sự kiện diễn ra trong vài năm gần đây đã đẩy nhiều người vào thế mất cân bằng như vậy.

Dưới đây là 6 cách giúp bạn cân bằng lại và trưởng thành hơn từ việc đối diện với những tình huống khó đoán biết.

Dịch bởi Ngọt, cộng tác viên của MAI:tri, dựa theo bài viết gốc của Dr. Scott Lyons trên trang cá nhân.

Boy climbes up a concrete slope of modern children's sports and playground. Kid overcomes fear and learn new things. Active leisure outdoors. Sporty lifestyle.

Cách 1: Lập một danh sách những điều khiến bạn cảm thấy dễ chịu.

Khi bạn cảm thấy lo lắng, bạn sẽ dễ dàng quên mất cảm giác của trạng thái dễ chịu. Lúc đó hãy tự hỏi bản thân xem, “Phần cơ thể nào vẫn đang cảm thấy dễ chịu?” – dù cho đó chỉ là một phần rất nhỏ. “Trải nghiệm nào trong đời khiến bạn cảm thấy dễ chịu?” – dù cho đó chỉ là một khoảnh khắc nhỏ.

“Điều gì đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu?” – hãy viết xuống và làm chúng, cũng như tự nhắc nhở bản thân rằng sự dễ chịu cũng có thời hạn và cần được tái tạo.

Cách 2: Chuyển sự chú tâm và lên kế hoạch cho những hoạt động khác.

Chuyển sự chú tâm và dành năng lượng để làm những việc khác; đi chơi cùng những người bạn, làm bánh, bán bánh, bất cứ điều gì giúp bạn tạm chuyển sự chú tâm của mình khỏi cơn lo âu.

Cách 3: Xác định và tận dụng những điều hỗ trợ bạn cảm nhận rõ hơn về những gì đang diễn ra.

Đôi khi việc cần làm đó là để cho bản thân cảm nhận tới cùng tất cả những gì đang diễn ra để cơn lo âu có thể nguôi ngoai dần. Hãy nghĩ xem điều gì giúp bạn chạm vào những cảm xúc của mình? Có thể thông qua âm nhạc, bằng việc trò chuyện với một người bạn, dành thời gian lâu hơn để tắm? Khi đã liệt kê được những điều hỗ trợ cho việc cảm nhận, hãy hình dung bạn đang ngồi cạnh cơn cảm xúc của mình, và rồi để yên cho nó diễn ra rồi trôi qua.

“Khi bạn cảm thấy lo lắng, bạn sẽ dễ dàng quên mất cảm giác của trạng thái dễ chịu.”

Friend, learning ceramics.

Cách 4: Lập danh sách những điều vẫn đang trong tầm kiểm soát của bạn.

Đây là một trong những thực hành yêu thích của tôi khi đối mặt với cơn lo âu hay sự vô định. Hãy điều hướng sự tập trung về với thứ mà bạn vẫn có thể kiểm soát được. Ví dụ như thời gian bạn tắm, trang phục bạn mặc, hay hôm nay ăn gì, v.v… 

Cách 5: Để bớt lo âu, hãy giải phóng khối năng lượng trong cơ thể của bạn.

Về mặt sinh học, sự lo âu diễn ra là do có một khối năng lượng ứ đọng không được chuyển hóa thành hành động bị mắc kẹt bên trong cơ thể. Hãy xác định khối năng lượng ấy đang ở đâu trên cơ thể bạn, rồi vỗ vào vị trí ấy, cho phép nó được khơi thông và giải phóng thông qua các hình thức như là rung lắc, chuyển động, v.v…

Cách 6: Hãy xác định lượng thông tin tối thiểu bạn cần để cảm thấy an tâm và đủ để bạn cập nhật những tin tức cần thiết.

Khi cảm thấy lo âu và bất định, chúng ta không cần nạp thêm vào nữa những thứ gây kích thích lên các giác quan. Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với truyền thông và tin tức giúp giảm bớt lượng thông tin thu nạp vào, thứ góp phần gây nên sự lo âu. Hãy biết rõ đâu là thông tin hữu ích để giải quyết tình huống gây nên sự vô định mà bạn đang đối mặt, đâu là thứ khiến bạn càng thêm lo lắng.

Nên Nói Gì Với Teen Về Việc Trị Liệu Tâm Lý

Hãy thử nói chuyện với teen lúc bạn cảm thấy bình tĩnh thay vì nói về việc trị liệu tâm lý như một mối đe dọa hoặc như một cách để chứng minh quan điểm của bạn. Biên soạn: Nguyễn Hương Linh   Ngay cả đối với người lớn, ý tưởng đi trị liệu tâm lý đã có thể là một...

read more

Làm Sao Để Biết Khi Nào Cần Đến Trị Liệu Tâm Lý?

Dịch bởi Như Ngô, CTV của MAI:tri VN Mọi người thường thắc mắc: Khi nào nên bắt đầu trị liệu? Các nhà trị liệu dùng hai thước đo chính để quyết định có cần điều trị hay không. Đó là mức độ đau buồn và mức suy giảm chức năng. Hiểu đơn giản là bạn cảm thấy đau khổ như...

read more